Chương trình truyền hình Truyền hình ở Việt Nam

Nội dung chương trình truyền hình tại Việt Nam đa dạng với các thể loại như tin tức, văn hóa, giải trí, khoa học, tổng hợp... Dưới đây chỉ trình bày những thể loại chương trình truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam.

Tin tức

Tin tức truyền hình là một trong những nội dung đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trên truyền hình, cập nhật thông tin nổi bật của trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, các bản tin truyền hình được phát sóng ở nhiều khung giờ, như các kênh VTV1, HTV9, VTC1, VTC14 (trước đây) vào mỗi đầu giờ, một số kênh địa phương & quốc gia vào khung giờ vàng (60 giây, Người đưa tin 24h, Chuyển động 24h, Chuyển động Đông Tây, Chào buổi sáng, Chào buổi tối...) với cách trình bày ngắn gọn, súc tích, cập nhật liên tục. Ngoài ra, một số đài truyền hình còn phối hợp với các đài khác, hoặc các đơn vị báo chí, truyền thông sản xuất tin tức và phát sóng trên truyền hình.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành quy định không được liên kết sản xuất chương trình thời sự chính trị (trừ các kênh thiết yếu và truyền hình địa phương với thông tin chính trị tại địa phương và các thông tin quan trọng)[144].

Văn hóa, giải trí

Trò chơi truyền hình, cuộc thi truyền hình[145]

Từ những năm cuối thập niên 90, Đài Truyền hình Việt Nam đã đóng vai trò tiên phong trong sản xuất, khai thác các chương trình trò chơi truyền hình, cuộc thi... để phát sóng trên truyền hình, nhất là trên hai kênh VTV2 và VTV3[146]. Đầu những năm 2000, nhiều đài truyền hình khác cũng tham gia sản xuất các trò chơi giải trí thu hút người xem như HTV, BTV (Bình Dương), ĐNRTV, HanoiTV...[147] Tuy nhiên, nổi trội hơn cả là VTV3 [148] khi đã tạo được thói quen xem truyền hình của nhiều khán giả với hàng loạt gameshow buổi tối hấp dẫn. Sau đó, gameshow trở nên bão hòa, các chương trình truyền hình thực tế, gameshow hài kịch, tình yêu, âm nhạc lên ngôi, lấn át trong khung giờ vàng của các kênh truyền hình lớn. Cho đến những năm 2019, khi những thể loại gameshow nói trên trở nên "bội thực", các gameshow kiến thức bùng nổ trở lại trên sóng truyền hình.

Nhiều năm trở lại đây, do tiềm lực tài chính không mạnh, việc sản xuất trò chơi truyền hình tại các đài địa phương không còn sôi động như trước. Truyền hình Vĩnh Long là một ngoại lệ với các cuộc thi hát bolero giúp cho đài vượt tầm ảnh hưởng ra khỏi địa phương và nhanh chóng trở thành một trong những kênh giải trí hấp dẫn hàng đầu khu vực phía Nam.[149].

Ca nhạc

Ca nhạc trên truyền hình Việt Nam xuất hiện dưới nhiều hình thức, có thể là những chương trình tạp kỹ được ghi hình ở trường quay hay ở ngoài trời, cũng có thể là những sự kiện hay chương trình ca nhạc thường niên do các đài truyền hình hoặc công ty sản xuất, hợp tác phát sóng. Ngoài ra còn phải kể đến chương trình ca nhạc quốc tế, ca nhạc V-pop... do các đài truyền hình địa phương tự sản xuất.

Năm 1999, HTV lần đầu ra mắt Nhịp cầu âm nhạc, chương trình tương tác âm nhạc đầu tiên tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lớn với hàng chục triệu khán giả miền Nam. Chương trình đã giúp khán giả chủ động hơn trong việc giải trí trên màn ảnh nhỏ thông qua việc gọi điện thoại và gửi tin nhắn đến chương trình để yêu cầu bài hát hay trò chuyện trực tiếp với các ca sỹ[150]. Sau đó vào năm 2000, HTV tiếp tục ra mắt Thay lời muốn nói, một dạng khác của ca nhạc theo yêu cầu nhưng với các ca khúc được ghi hình (đến năm 2004 bắt đầu được phát sóng trực tiếp).

Năm 2002, thời điểm nhạc nhẹ Việt Nam đang trở nên thịnh hành, Đài Truyền hình Việt Nam ra mắt VTV - Bài hát tôi yêu, cuộc thi chuyên trình chiếu các video ca nhạc theo thiên hướng nhạc nhẹ Việt Nam. Với tinh thần thỏa sức sáng tạo để tạo ra những MV mới mẻ, hấp dẫn, VTV – Bài hát tôi yêu đã chiếm trọn tình cảm của phần lớn khán giả yêu âm nhạc cũng như là nơi đặt niềm tin của nhiều nghệ sĩ. Sự thành công của chương trình là tiền đề cho những chương trình lớn tiếp theo được xuất hiện: Album vàng, Bài hát Việt,... Về sau, rất nhiều chương trình ca nhạc, liveshow đã xuất hiện không chỉ ở VTV, HTV mà còn ở các kênh địa phương vào mỗi cuối tuần như Con đường âm nhạc, Nhóm ca và bạn trẻ, Giai điệu tình yêu, Quà tặng âm nhạc...

Hài kịch, sân khấu[151]

Trước đây, nhiều đài truyền hình thường dành giờ vàng cuối tuần để phát sóng chương trình Sân khấu. Giai đoạn những năm 1980 chứng kiến sự phát triển cực thịnh của thể loại hài kịch, nhất là trên sóng HTV, khi các vở chính kịch vào các ngày thứ Bảy thu hút đông đảo khán giả. Đặc biệt, kịch hài Trong nhà ngoài phố mỗi tối thứ Năm với sự dẫn dắt của đạo diễn Trần Văn Sáu đã tạo hiệu ứng mạnh trong xã hội; nhiều thuật ngữ, câu nói từ Trong nhà ngoài phố trở thành câu nói cửa miệng trong đời sống. Cho đến nay, các vở cải lương, sân khấu, kịch, các tác phẩm, tiểu phẩm hài,... xuất hiện trên sóng truyền hình với đủ thể loại từ châm biếm đến đời sống xã hội. Ở thể loại hài kịch có Gặp nhau cuối tuần (VTV), Kính đa tròng, Chuyện cảnh giác, Siêu thị cười (HTV), Sân khấu hài (một số kênh địa phương), ở thể loại cải lương, ca cổ phần lớn được phát sóng trên các đài địa phương miền Tây mỗi tối... Cùng với việc chất lượng, nội dung ngày càng được chú trọng, các tiết mục hài kịch đã mang lại nhiều giá trị tinh thần cho khán giả.

Về sân khấu truyền hình, năm 2003 VTV cho ra mắt Nhà hát truyền hình nhằm giới thiệu và trình diễn các tác phẩm kịch, sân khấu, cải lương mỗi tháng cũng như thúc đẩy sáng tác và biểu diễn trong lĩnh vực sân khấu.[152] Thể loại cải lương, ca cổ cũng không kém cạnh với Vầng trăng cổ nhạc, Ngân mãi chuông vàng (HTV)..., và một số chương trình, cuộc thi cải lương, ca cổ trên sóng các đài địa phương.

Phim truyện

Phim truyện đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, ban đầu là những bộ phim Việt Nam tự sản xuất, mà tiên phong là Hãng phim truyện Việt Nam, về sàu là hãng phim truyền hình của các đài truyền hình như VTV, HTV, và một số đài truyền hình địa phương khác.

Từ khi Việt Nam mở cửa với thế giới, nền văn hóa của các nước đã du nhập vào Việt Nam, người dân do đó có nhiều lựa chọn hơn về giải trí. Mảng phim truyện lúc này đã có thêm nhiều thể loại đa dạng từ các nước châu Âu, Mỹ, Úc, châu Á..., điển hình như VTV vào những năm 1996 - 2005, với khung phim truyện mỗi tối trên VTV3 trình chiếu các bộ phim Âu-Mỹ, khung giờ buổi trua dành cho phim châu Á. VTC cũng có khung phim truyện châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc...) vào khung giờ 17:00 trên kênh VTC1; HTV cũng có khung phim truyện châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore...) vào khung giờ 17:00 trên kênh HTV7; bên cạnh đó các đài địa phương cũng tham gia phát sóng những bộ phim bom tấn của các nước, đặc biệt trong khung giờ "Phim cuối tuần" (chủ yếu thu lại từ các kênh truyền hình của các nước, hoặc mua băng đĩa hay hợp tác với các công ty bản quyền trong & ngoài nước).

Về sau, khi HTV ra mắt khung phim Việt buổi tối, và trào lưu phim Âu-Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc xuất hiện, các bộ phim Âu-Mỹ dần trở nên ít xuất hiện hẳn vào khung giờ 23:00 trên kênh HTV7, chỉ còn bó hẹp lại trong khung phim cuối tuần. Lúc này HTV, ĐNRTV là những đài đi đầu trong sản xuất, hợp tác phát sóng phim Việt giờ vàng, với những bộ phim ăn khách, tạo dấu ấn cho người xem. Từ cuối năm 2007, VTV đã bắt đầu mở khung giờ phim Việt buổi tối trên VTV1 và VTV3 và cũng tạo được hiệu ứng tích cực với người xem. Trào lưu phim Việt cũng được rất nhiều đài truyền hình địa phương đi theo, hợp tác phát sóng với các hãng phim, các công ty truyền thông... Hiện nay, với việc cạnh tranh với xu thế hiện tại, phim truyện Việt Nam đang có sự thay đổi mạnh mẽ, hướng đến mọi đối tượng, do đó có nhiều bộ phim đã để lại ấn tượng cho khán giả như Người phán xử, Người giàu cũng khóc, Bỗng dưng muốn khóc, ...

Năm 2013, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng thông báo để cho đã quyết định sẽ tuyên bố ngừng làm thuyết minh phim với giọng đọc. Sử dụng dành cho phim nước ngoài, lần đầu tiên được lồng tiếng giọng miền Nam trên HTV. Từ năm 2013 đến nay. Thuyết minh phim vào cuối thập niên 90 cho đến hết năm 2013 ngừng làm thuyết minh phim giọng đọc để dành cho phim dưới dạng lồng tiếng Nam Bộ.

Năm 2023, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) xin trân trọng thông báo để cho đã quyết định sẽ tuyên bố ngừng làm thuyết minh phim với giọng đọc. Sử dụng dành cho phim nước ngoài, lần đầu tiên được lồng tiếng giọng miền Bắc trên VTV. Từ năm 2023 đến nay. Thuyết minh phim vào thập niên 90 đến hết năm 2023 ngừng làm thuyết minh phim giọng đọc để dành cho phim dưới dạng lồng tiếng Bắc Bộ.

Thể thao

Những sự kiện thể thao đầu tiên được chiếu trên truyền hình Việt đã xuất hiện từ thời THVN9, đáng chú ý là các trận đấu của Giải vô địch bóng đá thế giới 1974.[153][154] Tuy chỉ dưới dạng phát chậm, vài ngày sau khi trận đấu kết thúc mới được phát sóng, nhưng lại được công chúng hưởng úng nhiệt liệt.

Năm 1978, lần đầu tiên hai đài truyền hình HTVVTV tham gia tường thuật vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới. Hai năm sau, qua sóng vệ tinh của Liên Xô, lần đầu tiên người dân Việt Nam được thưởng thức Thế vận hội Mùa hè 1980 tổ chức tại Moscow, Nga.

Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, để phát sóng các sư kiện thể thao, các đài truyền hình thường phải xin sóng của nước ngoài (chủ yếu là từ Liên Xô) hay được hỗ trợ bản quyền miễn phí, lúc này vấn đề bản quyền chưa được đặt ra đối với Việt Nam. Sau này, khi đời sống kinh tế phát triển hơn, các đài truyền hình phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, thậm chí lên tới hàng chục triệu đô la, để có thể giành quyền phát sóng các sự kiện thể thao và thu hút khán giả.[155] Từ trước đến nay, Việt Nam đã từng có bản quyền của nhiều giải đấu thể thao, nổi bật trong đó là Ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga, Champions League và những World Cup, Euro của bóng đá, ATP của quần vợt, hay các đại hội thể thao lớn có Olympic, Asiad,...

Đối với các chuyên đề thể dục - thể thao trong nước, trên nhiều kênh truyền hình thường có các chương trình như "Câu lạc bộ thể thao", "Tạp chí thể thao"..., trong đó có chương trình "Thể dục buổi sáng" phát vào lúc bắt đầu các chương trình truyền hình, nổi bật nhất là chương trình của VTV, HTV & Đài PT-TH Hà Nội. Khi kênh thể thao và giải trí VTV3 ra đời năm 1996, kênh này dành nhiều thời lượng khai thác và thực hiện phóng sự, sản xuất các giải đấu thể thao lớn trong & ngoài nước.

Về kỹ thuật, hiện tại Đài Truyền hình Việt Nam cùng với đơn vị con là Truyền hình Cáp Việt Nam là hai đơn vị có đủ năng lực để sản xuất tín hiệu cung cấp các trận đấu thể thao, đặc biệt là bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.[156][157]

Thiếu nhi

Từ thời THVN9, các chương trình thiếu nhi đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khán giả, đặc biệt là các khán giả nhỏ tuổi. Một số chương trình thiếu nhi tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến như: Hoa thế hệ (giới thiệu những diễn viên nhí cải lương, hồ quảng…),[158][159], chương trình thiếu nhi Xuân Phát của nghệ sĩ Xuân Phát, chương trình thiếu nhi Hoa bách hợp của Hội Hướng Đạo Việt Nam, chương trình ca nhạc thiếu nhi Nguyễn Đức của nhạc sĩ Nguyễn Đức, chương trình Đố vui để học do Vũ Khắc Khoan điều khiển, Đinh Ngọc Mô phụ trách.[160]

Sau một thời gian gián đoạn kể từ khi thống nhất đất nước, nội dung thiếu nhi được quan tâm trở lại và phát trên sóng của HTV, trong đó có chương trình Đố em. Cho đến những năm 70-80 của thế kỉ 20, các chương trình liên quan đến thiếu nhi ngày càng trở nên phổ biến, nhất là với sự xuất hiện của Những bông hoa nhỏ mỗi tối trên sóng truyền hình trung ương.[161] Các bộ phim hoạt hình phát sóng tại Việt Nam thời kỳ này đa số được khai thác từ các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, về sau xuất hiện thêm nhiều loạt phim của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Âu, châu Mỹ,... Năm 1996, VTV3 mở chuyên mục "Góc thiếu nhi" với việc khai thác những bộ phim hoạt hình có bản quyền, nổi bật trong đó là Thủy thủ mặt trăng. Cùng thời điểm, hàng loạt đài địa phương cũng đã khai thác, chiếu lại các bộ phim hoạt hình từ sóng của đài HTV và đài Trung ương VTV, hoặc thu sóng từ nước ngoài, hoặc hợp tác mua bản quyền phát sóng; nhiều bộ phim hoạt hình trên các kênh truyền hình tại Việt Nam phát sóng đầu tiên là HTV7 đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, gây ấn tượng với khán giả. Năm 2000, loạt phim Doraemon được phát sóng trên VTV1 vào mỗi sáng chủ nhật đã được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Cùng với đó, các chương trình thiếu nhi được sản xuất trong nước cũng đã để lại dấu ấn cho khán giả, như Những đứa trẻ tinh nghịch, Vườn cổ tích (VTV3),...

Nhu cầu thưởng thức nội dụng thiếu nhi ngày càng tăng lên dẫn đến sự ra đời của hàng loạt kênh truyền hinh chuyên biệt dành cho thiếu nhi. Bắt đầu từ HTV3 năm 2003 (nhưng đến năm 2008 mới trở thành kênh thiếu nhi một cách đầy đủ), VTV6 năm 2007 VTV7 năm 2016 VCTV8 - Bibi (ON Bibi hiện tại) năm 2006, và sau đó là nhiều kênh truyền hình khác.

Khoa học – Giáo dục

Các nội dung khoa học - giáo dục (còn gọi là khoa giáo) trên sóng truyền hình được phát triển từ lâu và đã trở nên phong phú, bao gồm: dạy học, khám phá thế giới, thế giới động vật, giáo dục đào tạo. Ở Việt Nam, các kênh truyền hình địa phương thường khai thác các chương trình phim tài liệu, thế giới động vật... từ các kênh truyền hình lớn trong nước hoặc nước ngoài. Các kênh VTV2, VTV7, VTC11, HTV3, HTV4 đã trở thành nhóm kênh dẫn đầu trong việc sản xuất và khai thác các chương trình khoa giáo trên truyền hình.

Về nội dung giáo dục, những năm 1990, VTV & HTV cho ra đời chương trình Dạy ngoại ngữ trên sóng truyền hình, với giáo trình Follow Me của BBC. Năm 1996, VTV ra mắt chương trình Dạy học từ xa trên hệ thống MMDS và tạo nên nhiều tiếng vang trên sóng truyền hình Việt Nam.[162] Chương trình này cùng với các chương trình Ôn thi đại học trên kênh VTV2 đã trực tiếp phục vụ đối tượng học sinh ôn luyện cho kì thi đại học. Ngoài ra trên truyền hình còn có nhiều chương trình dạy học, dạy nghề phân theo lĩnh vực và đối tượng khán giả.

Ngoài ra, dù không được trình bày ở đây, nhiều thể loại chương trình khác (phóng sự - tài liệu, văn nghệ, đời sống - tổng hợp, y tế, sức khỏe...) cũng thu hút những sự chú ý nhất định từ khán giả.

Khác

Truyền hình cơ sở (Trang địa phương)

Truyền hình cơ sở là dạng tin tức về tình hình đời sống, chính trị, xã hội, văn hóa... của một hoặc các huyện của một tỉnh, do các đài truyền thanh - truyền hình huyện sản xuất, thường được phát trên sóng truyền hình địa phương. Trước đây, VTV1 có chương trình Trang địa phương, đưa tin về tình hình đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, dân sinh của các tỉnh thành, do các đài PT-TH tỉnh thành đó sản xuất, ghi hình, và gửi cho Đài Truyền hình Việt Nam để phát sóng.

Cầu Truyền hình

Cầu Truyền hình là một chương trình truyền hình đặc biệt, tổ chức vào những dịp lễ lớn hay sự kiện lớn của đất nước. Lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện thể loại này là vào năm 1996 với Cầu truyền hình do VTV và HTV phối hợp thực hiện được phát sóng trực tiếp vào lúc 23h15 phút ngày 18 tháng 2 năm 1996 (Tức 30 Tết Ất Hợi, có thể gọi với tên gọi là Cầu Truyền hình Chào Xuân Bính Tý '96 (Tức năm 1996)) và là Cầu Truyền hình đầu tiên tại Việt Nam.

Mặc dù chỉ phát trong vòng 45 phút với ba điểm cầu gồm Studio Giảng Võ (Tức Trung tâm Truyền hình Giảng Võ), Hồ Hoàn Kiếm - Thủ đô Hà Nội và Quảng trường trước UBND thành phố Hồ Chí Minh - TP.Hồ Chí Minh nhưng chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả truyền hình và đánh dấu cho sự phát triển mới của truyền hình Việt Nam với thể loại mới lúc bấy giờ là Cầu Truyền hình.[163]

Sau Cầu Truyền hình đầu tiên năm 1996 và cho đến hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) là hai đài truyền hình mạnh nhất về thể loại này. Hiện nay tất cả các chương trình Cầu Truyền hình trực tiếp do VTV tổ chức trực tiếp trên VTV1, còn Cầu Truyền hình trực tiếp do HTV tổ chức trực tiếp trên HTV9.

Nếu VTV có những chương trình Cầu Truyền hình nổi bật: Bản hùng ca bất diệt (2007 và 2012), Hành trình theo chân Bác (2010), Sáng mãi đường Hồ Chí Minh trên biển, Hạ Long thần tiên (2011), Biển đảo của chúng ta (2013), Tổ quốc nhìn từ biển, Hát mãi khúc quân hành (2014), Đảng và Mùa xuân, Mùa xuân đầu tiên, Người giữ lửa, Lá cờ độc lập (2015), Chung một con đường[164], Dáng đứng Việt Nam (2017), Bài ca kết đoàn (2019), Ánh sáng niềm tin, Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam (2020), Khúc tráng ca hòa bình (2022)... thì HTV cũng không kém với những chương trình: Ký ức 27 tháng 7[165] (2012), Hồ Chí Minh - Cuộc hành trình của thời đại[166] (2011), Bản hùng ca mùa xuân[167] (2013 và 2018), Ngàn hoa dâng Bác[168] (2013 và 2018), Hát cùng Trường Sa - Song Tử Tây thân yêu, Âm vang Biên giới[169] (2013), Hát cùng DK1 thân yêu, Những năm tháng không thể nào quên[170], Vinh quang Công đoàn Việt Nam[171], Vinh quang Bộ đội Cụ Hồ[172] (2014), Vì nước quên thân, vì dân phục vụ - Tỏa sáng giữa đời thường[173] (2015), Linh thiêng Việt Nam (2017 và 2022), Nguồn sáng dẫn đường[174] (2019)...

Nhưng nổi bật hơn cả chính là Cầu Truyền hình đón Tết Âm lịch và Dương lịch, được phát sóng trực tiếp vào đêm 31 tháng 12 (Với Tết Dương lịch) và 29, 30 Tết Âm lịch (Với Tết Âm lịch tùy theo tháng 12 âm đủ hay thiếu). Đây là chương trình đặc biệt nhất trong năm nhằm truyền tải tới khán giả truyền hình cả nước không khí trước giao thừa và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Như đã nói ở trên với việc VTV và HTV hợp tác làm Cầu Truyền hình đón Giao thừa xuân Bính Tý năm 1996, nó đã mở ra hàng loạt những chương trình Cầu Truyền hình đón giao thừa sau này.

Truyền hình tiếng dân tộc

Truyền hình tiếng dân tộc là một loại hình chương trình chuyên biệt do các đài truyền hình sản xuất để phát trên chính đài họ hay gửi cộng tác cho VTV5. Các chương trình tiếng dân tộc thường chỉ kéo dài từ 20 – 30 phút, thậm chí ngắn hơn, và chỉ có phần tin tức về tình hình đời sống, chính trị, xã hội, văn hóa của một địa phương, tuy nhiên gần đây xuất hiện nhiều chương trình khoa giáo (Khám phá thế giới của đài PT-TH Thanh Hóa, các chương trình Khám phá Việt Nam, Ký sự do VTV sản xuất và biên dịch,...) văn hóa giải trí (ca nhạc, biểu diễn văn nghệ tiếng dân tộc, kịch (sân khấu Dù kê, 1 số vở kịch nói bằng tiếng Thái của đài PT-TH Sơn La), sitcom (Hoa nắng vùng cao trên VTV5 bằng tiềng Mông và Chăm),…).

Theo vị trí địa lý, loại hình truyền hình tiếng dân tộc được chia làm 3 loại:

  • Loại 1: Bao gồm các chương trình do các đài miền Bắc (trừ đồng bằng sông Hồng) và 2 tỉnh Thanh HóaNghệ An. Những chương trình này gồm các thứ tiếng Mông, Dao, Thái, Tày,….
  • Loại 2: Bao gồm các chương trình do các đài từ Quảng Trị trở vào Bình Thuận ở miền Trung và toàn bộ Tây Nguyên, gồm các thứ tiếng Bana, Jrai, Chăm, Êđê,…
  • Loại 3: Bao gồm các chương trình do các đài miền Nam (trừ VTV9, Đồng Nai và các thứ tiếng khác Khmer ở hai tỉnh Bình Phước, Sóc Trăng) phát tiếng Khmer.

Loại hình chương trình tiếng dân tộc ở miền Tây Nam Bộ đã có từ khi chương trình tiếng Khmer của Đài Truyền hình Cần Thơ (sau là VTV Cần Thơ, nay thuộc VTV9) được lên sóng năm 1976. Ở miền Bắc, các đài Hà Giang, Sơn La và Lào Cai tiên phong trong việc phát sóng các chương trình tiếng Mông, Dao, Thái từ những năm cuối thập niên 90. Lâm Đồng là đài truyền hình đầu tiên trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên phát chương trình tiếng dân tộc.

Truyền hình an ninh/quân đội

Đây là những chương trình chuyên biệt, phản ánh về những hoạt động của các đơn vị công an và quân đội trên phạm vi cả nước nói chung và địa phương nói riêng, cũng như đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về xây dựng lực lượng vũ trang và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Hiện tại, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng) và Cục Truyền thông Công an Nhân dân (thuộc Bộ Công an) là những đơn vị thực hiện sản xuất những chương trình chuyên biệt về an ninh và quốc phòng, phát sóng trên các kênh VTV1, VTV2 & VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc các Quân khu và Công an các tỉnh thành còn phối hợp cùng nhiều đài phát thanh và truyền hình địa phương để sản xuất và phát sóng những chương trình chuyên biệt.

Quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình (phim quảng cáo) là nhân tố không thể thiếu, tạo nên doanh thu cho các đài truyền hình qua việc bán quảng cáo trong các chương trình truyền hình. Tại Việt Nam, có một quy luật được rút ra rằng chương trình nào càng thu hút khán giả, tỉ lệ người xem cao, lượng quảng cáo sẽ càng nhiều với giá cao hơn. Một khảo sát từ năm 2003 tại TP.HCM cho thấy tỉ lệ người xem truyền hình chỉ để xem quảng cáo chiếm khoảng 20 đến 30%[175].

Mặc dù vậy, không ít những quảng cáo từng phát sóng trên truyền hình đã đem lại những tác động tiêu cực đến người xem, điển hình là hai mẩu quảng cáo máy lọc nước Kangaroo năm 2011 và nước tăng lực Hổ Vằn đầu năm 2020.[176][177]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền hình ở Việt Nam https://vtv.vn/gioi-thieu/lich-su-phat-trien-20141... https://vtv.vn/truyen-hinh/ky-thuat-truyen-hinh-vi... https://web.archive.org/web/20031006174505/http://... http://home.earthlink.net/~bfwillia/television.htm... https://www.vietnamplus.vn/ky-niem-50-nam-ngay-vtv... https://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-giac-mo-lang-man-da... https://tienphong.vn/50-nam-vtv-tu-thu-cong-toi-4-... http://hoinhabaovietnam.vn/VTV-va-vai-net-ve-lich-... https://vtv.vn/45-nam-vtv/nhung-hinh-anh-doc-ve-he... http://ctvcamau.vn/upload/Giao_trinh_bao_chi_truye...